Máy phát điện trên xe ô tô giữ một vai trò quan trọng trong các thiết bị cung cấp điện nhằm phát điện, chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp. Tiết chế vi mạch được thiết kế nhỏ gọn được lắp liền trên máy phát. Ngoài chức năng điều áp nó còn giúp người lái xe nhận biết được những hư hỏng bằng cách điều khiển đèn báo nạp.
Đọc thêm: >> Kinh nghiệm kiểm tra máy phát điện ô tô
Nguyên lý hoạt động của máy phát điện
Thông thường, máy phát điện được sử dụng cuộn dây và nam châm làm phát sinh ra dòng điện trong cuộn dây. Khi sức điện động sinh ra trên cuộn dây càng lớn khi vòng dây quấn càng nhiều, nam châm càng mạnh sẽ làm cho tốc độ di chuyển của nam châm càng nhanh. Đồng thời, khi nam châm hoạt động mang lại gần cuộn dây, từ thông xuyên qua cuộn dây sẽ tăng lên. Ngược lái, khi đưa cuộn dây ra xa sẽ làm cho đường sức từ xuyên qua cuộn dây giảm xuống.
Đọc thêm: >> Nguyên lý hoạt động của máy phát điện ô tô
Bản thân của cuộn dây không muốn từ thông qua nó biến đổi nên cố tạo ra từ thông theo hướng chống lại những thay đổi xảy ra.
Ngoài ra, trên thực tế, máy phát điện được thiết kế:
- Nam châm vĩnh cữu được thay thế bằng nam châm điện nên từ thông có thể thay đổi được.
- Có thêm lõi thép sẽ làm tăng từ thông qua cuộn dây.
- Sinh ra từ thông móc vòng làm từ thông thay đổi liên tục.
Mối quan hệ giữa máy phát điện một chiều và động cơ điện:
Nối bóng đèn nhỏ vào một động cơ điện và xoay động cơ điện bằng tay làm cho bóng đèn sáng nhẹ. Điều này cho thấy động cơ điện có cấu tạo giống như máy phát điện một chiều. Lúc này, cơ năng và điện năng có thể được tạo ra từ một nam châm và khung dây.
Những dấu hiệu hư hỏng của máy phát điện:
Sau một thời gian sử dụng, không thể tránh khỏi những hư hỏng và mài mòn. Do vậy, dấu hiệu nào cho thấy máy phát điện của xe ô tô hư hỏng:
- Chổi than tiếp xúc không tốt: Do bị oxy hóa hoặc bị dính đầu vào vòng tiếp xúc làm cho cổ góp bị mòn không đều, kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than,… Như vậy, sẽ làm tăng điện trở mạch kích máy phát điện làm giảm cường độ của dòng kích và làm cho công suất máy phát giảm xuống.
- Cuộn kích chạm mát: Thường xảy ra ở đầu các cuộn kích tới các vòng tiếp xúc sẽ làm cho từ thông giảm xuống. Do vậy, điện áp sẽ nhỏ và dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của các động cơ khác.
- Khi cuộn kích bị đứt: Khi bị đứt cuộn kích thì trong cuộn stato sức điện động chỉ đạt 3-4V do từ dư của roto cảm ứng gây ra. Khi đó, máy phát điện sẽ không đủ cung cấp hết năng lượng điện cho các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động.
- Cuộn kích bị ngắn mạch cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy phát điện khi hoạt động.
- Cuộn Stato bị đứt: Nếu đứt một phan còn lại hai pha sẽ mắc nối tiếp làm cho điện trở cuộn dây stato tăng lên khi đó điện áp tăng sẽ có thể làm chọc thửng diode chỉnh lưu. Trong trường hợp bị đứt hai pha thì mạch của cuộn stato sẽ đứt và máy phát không làm việc.
- Cuộn stato bị chạm mát: Có thể xảy ra do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra.Hiện tượng này làm giảm công suất của máy phát điện.
Cách bảo dưỡng máy phát điện:
- Vệ sinh bề mặt máy phát và kiểm tra lại sự bắt chặt, độ căng của đai truyền.
- Đối với việc kiểm tra theo mùa thì cần phải kiểm tra tình trạng cổ góp, chổi than và các vòng bi. Ngoài ra, việc kiểm tra độ bắt chặt và độ căng đai không thể tránh khỏi.
Do vậy, cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo mang lại cho các động cơ xe được hoạt động ổn định và liên tục.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về máy phát điện. Hi vọng rằng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều trong quá trình tìm hiểu về bộ phận quan trọng này trên xe của mình nhé.
Máy phát điện ô tô được bán ở TTC
Ngoài ra để tìm hiểu thêm về cảm biến ABS phanh, quý khách vui lòng liên hệ:
- Điện thoại: (024).39729188 / 0914888785
- Email: phutungotottc@gmail.com
- 90 Lạc Nghiệp, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Website: https://phutungotottc.com/